Để viết một bài nhỏ nầy tưởng niệm một đồng
môn, một đồng nghiệp, một đàn anh về mọi mặt mà chúng tôi rất kính
trọng, đó là anh Nguyễn Thụy Hoằng, chúng tôi phải nhờ anh Phạm Duy
Tiến, California; anh Hoàng Mộng Giới từ Canada; anh Lê Văn Phúc,
California; anh Tạ Thành Các từ San Jose;
và anh Đỗ Trung Thành, Houston-Texas cho biết thêm
những chi tiết mà các anh có những kỷ niệm sâu đậm về anh
Hoằng. Xin tất cả quý niên trưởng,
quý bạn khác bổ túc cho bài viết nầy thêm phong phú.
Anh Phạm Duy Tiến cho
chúng tôi thêm những chi tiết mà anh còn nhớ về người bạn học của
mình như sau: Anh NGUYỄN THỤY HOẰNG là sinh viên khóa Pont trường Việt
Nam Hàng Hải. Anh học cùng lớp với anh Phạm Duy Tiến, hiện đang sinh sống tại California. Các anh vào trường năm 1958 hoặc
1959. Lớp học lúc đó có 10 sinh
viên, có hai sinh viên tham dự lớp học với tư cách là dự thính viên
độc lập là quý anh Dung và Đoàn; cả hai anh đều có ngành chuyên môn
là vô tuyến điện trên tàu.
Khóa học nầy
được xem như lớp đào tạo sinh viên hàng hải đầu tiên phải học 2
năm tại trường. Thầy
Đặng Văn Châu, Thuyền trưởng Viễn
dương từ Pháp về, làm Giám
Đốc của trường. Khóa học đang thi mãn khóa học một năm thì có nghị định chuyển qua hệ hai năm. Vì vậy tất cả
các sinh viên lúc đó phải học thêm một năm nữa mới hoàn tất học trình. Có một số sinh vên không muốn học tiếp
năm thứ hai đã gia nhập vào các trường Quân Sự như trường Võ Bị Đà Lạt, trường
Sĩ Quan Không Quân NhaTrang v.v...
Anh Nguyễn Thuỵ Hoằng là người duy nhất trong khoá
theo cái nghiệp dĩ lênh đênh đến cùng;
ngoại trừ anh Dung Radio là dự thính viên độc lập, sau nầy anh Dung làm Gòn trên thương thuyền M/S
Zippper.
Theo anh Tiến thì anh Hoằng học rất giỏi, đọc sách rất nhiều và ít cho ai mựơn sách
của mình. Tánh hiền hòa nhưng rất trẻ con. Sau
khi rời trường Việt Nam Hàng Hải;
đường ai nấy đi... nên anh Tiến không còn gặp anh Hoằng nữa
(ngoại trừ một mảnh giấy nhờ chuyển khi tàu anh Tiến đang tuần duyên miền
Trung).
Anh Hoàng Mộng Giới cho biết là Anh Hoằng đi tàu của hãng Chargeurs Reunis trên
các tuyến đường ngoại
quốc. Sau đó anh
về nước đi các tàu của hãng
Hỏa Xa, mà chúng ta thường gọi đùa là Tàu Bà.
Năm 1962 anh đi trên chiếc
M/V Nam Việt, hãng tàu điều chỉnh
các chức vụ và anh bị/được chuyển qua đi Dịch
(Lieutenant/Sĩ Quan Đệ Tam), anh Nguyên Văn Phước đi Gòn (Thuyền Phó). Anh Giới còn nhớ anh
Hoằng Bắc kỳ, vui tính... không
biết nhiều hơn về hải
nghiệp của anh...
Và một Niên trưởng
từ Houston Texas bổ túc thêm: Tôi là Đỗ Trung Thành, đi trên tàu Tàu Taboa của hãng Chargeurs Reunis năm 1959. Đến năm 1960, có hai anh
Nguyển Hòa Quang và NGUYỄN THỤY HOẰNG
xuống đi Eleve-Pont. Cả
3 anh em cùng đi chung trên một chiếc tàu. Sau nầy thỉnh thoảng tôi có gọi thăm anh HOẰNG. Anh lúc nào cũng khôi hài, vui vẻ với mọi người, không ngờ lại đột ngột ra đi. Tôi
cố nhớ lại những kỹ niệm
xa xưa, để
tiễn đưa ngày anh ra đi. Cầu chúc
linh hồn Anh sớm về cõi vĩnh hằng.
Anh ruột của anh Hoằng là học giả Ngôn ngữ học
kiêm dân tộc học Nguyễn Bạt Tuỵ. Ông Nguyễn Bạt Tuỵ là một học giả uyên bác
và hiếm hoi của Việt Nam. Ngay từ
năm 1949, ông đã nổi tiếng trong và ngoài nước khi cho in cuốn sách đầu tay
mang tựa đề “Chữ và vần Việt khoa học”.
Năm 1959 tăng bổ thành cuốn “Ngôn ngữ học Việt Nam” và một số bài báo
khác.
Những công trình
nghiên cứu của ông Nguyễn Bạt Tuỵ vừa lớn vừa phong phú. Đó là tài sản trí tuệ
quí báu của dân tộc Việt Nam cũng như của thế giới.
Lại
một Cánh Hải Âu vỗ cánh bay về Miền Biên Viễn!
Tưởng
Nhớ Anh và
cầu
chúc anh NGUYỄN THỤY HOẰNG tận
hưởng Cõi Vĩnh Hằng.
No comments:
Post a Comment