TỨ HẢI GIAI HUYNH ĐỆ
Trước đây người ta thường nói: "Tứ hải giai huynh đệ, năm châu bốn bể đều là
anh em", lúc đó tôi nghe sao có vẻ “xa vời” quá, nhưng nay ngẩm nghĩ lại tôi thấy đúng với hoàn cảnh
anh em hàng hải chúng tôi hiện tại, vì trên mặt đất này có 5 châu lục là Châu
Á, Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Đại Dương (không kể Châu Nam Cực không có người ở) và có 4 biển lớn là Thái
Bình Dương, Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương. Nhìn kỹ lại thì sau ngày 30-4-1975, nơi nào có
con người sinh sống là nơi đó có người Việt Nam sinh sống, và trong số đó có các
gia đình anh em hàng hải của chúng tôi!
Nay tôi mạo muội lấy tựa đề nầy để viết một bài viết về chuyến đi
California ngắn ngày của vợ chồng tôi vừa rồi từ ngày 11 tháng 8 đến 18 tháng 8
năm 2013 và đã gặp mặt một số anh em hàng hải đồng nghiệp tại nơi đây.
Chuyến viếng thăm California của vợ chồng
tôi có ba mục đích chính:
- thứ nhất là để thăm thầy Phùng Lương
Ngọc như tôi đã trao đổi với bạn Nguyễn Văn Kiệm và đã email với thầy trước
đó. Vì thời gian ở California eo hẹp nên
tôi dự định gặp thân hữu hàng hải hạn chế, chỉ gặp Kiệm, Bùi Hữu Hoàng mà chúng
tôi thường gọi là Hoàng Dung, Lê Văn Phúc và Lâm Chí Hiếu - rất tiếc là lần nầy
tôi không gặp được anh chị Hiếu và các cháu;
- thứ hai là muốn gặp Phạm Tấn Quốc, nay
đã hưu trí, để tâm sự và trao một “mật
thư” để nếu như tôi phải về thăm Ông Bà của tôi thì Quốc có mật khẩu để vào
blog Kỷ Yếu Hàng Hải và Kỷ Yếu Hàng Hải facebook, và tiếp tục công việc mà tôi
đang làm để giữ cho được "sợi giây
liên lạc" duy nhất còn lại của anh em hàng hải mà đa phần là các cựu sinh
viên trường Việt Nam Hàng Hải của nhiều khóa khác nhau, mục đích nầy của tôi
không thành vì tôi thấy Quốc đang bận rộn việc tổ chức đám cưới của con
trai. Tôi sẽ nói chuyện với Quốc sau nầy,
khi Quốc rảnh rỗi;
-
thứ ba, không kém phần quan trọng đối với tôi, là mừng sinh nhật của vợ tôi tại một nơi mà mọi người ai cũng
mong muốn đến viếng thăm, California, nắng ấm tình nồng, thời tiết ấm áp.
Ngày 11 tháng 8,
2013:
Chuyến đi California của vợ chồng tôi lần nầy được
chuẩn bị 3 tuần lễ trước. Mỗi ngày tôi cứ
vào expedia.com hoặc hotwire.com để chờ dịp may, có giá rẻ. Sau cùng thì tôi chọn chuyến đi một tuần lễ tại
California với giá là $1,772.00/2 người bao gồm vé máy bay, khách sạn và mướn
xe, từ 11 tháng 8, 2013 đến 18 tháng 8, 2013. Song song với vé máy bay, khách sạn,
mướn xe tôi lại nghĩ đến phương tiện chuyên chở từ nhà đến phi trường và ngược
lại; nhờ em trai tôi hướng dẫn nên tôi mạnh dạn gửi chiếc xe của tôi tại gần
phi trường, tôi chọn nơi nầy vì họ có mái che nắng mưa cho xe mà giá cả lại hợp
lý, Park’N Fly thì giá cho chỗ đậu có mái che là $7.99 trong khi PreFlight Parking
có giá là $5.38/ngày.
Ngày 11 tháng 8, 2013 là ngày chúa nhật nên tôi lái xe trên xa lộ 59 bắc rất là thoải mái và không có cảnh kẹt xe như những ngày làm việc. Rời nhà vào lúc 09:00 AM và khi gần đến phi trường, tôi loay quay tìm hãng PreFlight Parking, và vào cổng được người gác cổng phát một vé, cho biết mình đến nơi vào lúc mấy giờ của ngày nào để sau nầy khi mình trở lại lấy xe thì căn cứ vào đó mà họ tính tiền. Họ hỏi mình đi hãng máy bay nào, nội địa hay ngoại quốc, và cho vị trí chỗ đậu xe, của tôi là L72. Chỉ 3 phút sau là có xe đến (shuttle mini bus) để chở vợ chồng tôi ra phi trường. Trên xe chỉ có hai vợ chồng tôi nên chi tiền “lì xì” hơi nặng tay một chút. Tài xế cho xuống ngay cổng của hãng United Airline vào lúc 10:42 AM. Làm các thủ tục an ninh xong thì đã 11:20 AM, tương đối là nhanh hơn trước. Tôi đến xem chuyến bay của tôi và thấy vẫn giữ nguyên giờ như lúc đầu là 12:38 PM giờ Houston, Texas tại cổng C18. Chờ đợi ở phi trường hơn 1 tiếng đồng hồ. Đành lấy điện thoại và ipad ra để gọi người nhà, bạn bè, và đọc tin tức. Phải nói chúng tôi, những người trên 70 tuổi, rất may mắn được hưởng những thành tựu khoa học tân tiến của ngày hôm nay. May mắn, nhưng phải học hỏi không ngừng, học với con, với cháu, với bạn bè; không có gì phải tự ái cả! Người bạn Mẽo tôi nói:” The elderly are eager to use new technology that will facilitate their lives”! Người cao niên như chúng tôi bây giờ phải bắt chước người cao niên các sắc tộc khác là lao vào học những kỹ thuật mới để hòa nhập dễ dàng vào xã hội hiện đại nầy để không làm phiền con cháu bạn bè. Ngày nay mua vé máy bay, chuyển tiền, trả tiền, kiểm soát tiền trong trương mục, theo dõi tiền hưu trí, đổi bằng lái xe, gia hạn giấy phép lưu hành xe… đều có thể ngồi nhà xữ dụng computer hoặc iphone, ipad là xong ngay.
Ngồi trên máy bay hơn 3 tiếng đồng hồ thì chúng tôi đến phi trường John Wayne, Orange County. Bây giờ là 2:00 PM giờ California, (theo cách tính giờ của chúng tôi là Pacific Daylight time và GMT là -7). Đây là lần đầu tiên tôi được xuống phi trường nầy thay vì phi trường Los Angeles như các lần trước đây. Phi trường nầy nằm quá gần với các thành phố như Irvine, Santa Ana, Fountain Valley… Thật ra nơi mà vợ chồng tôi muốn đến là phố Bolsa với các tiệm ăn phong phú và ngon miệng…
Ngày 11 tháng 8, 2013 là ngày chúa nhật nên tôi lái xe trên xa lộ 59 bắc rất là thoải mái và không có cảnh kẹt xe như những ngày làm việc. Rời nhà vào lúc 09:00 AM và khi gần đến phi trường, tôi loay quay tìm hãng PreFlight Parking, và vào cổng được người gác cổng phát một vé, cho biết mình đến nơi vào lúc mấy giờ của ngày nào để sau nầy khi mình trở lại lấy xe thì căn cứ vào đó mà họ tính tiền. Họ hỏi mình đi hãng máy bay nào, nội địa hay ngoại quốc, và cho vị trí chỗ đậu xe, của tôi là L72. Chỉ 3 phút sau là có xe đến (shuttle mini bus) để chở vợ chồng tôi ra phi trường. Trên xe chỉ có hai vợ chồng tôi nên chi tiền “lì xì” hơi nặng tay một chút. Tài xế cho xuống ngay cổng của hãng United Airline vào lúc 10:42 AM. Làm các thủ tục an ninh xong thì đã 11:20 AM, tương đối là nhanh hơn trước. Tôi đến xem chuyến bay của tôi và thấy vẫn giữ nguyên giờ như lúc đầu là 12:38 PM giờ Houston, Texas tại cổng C18. Chờ đợi ở phi trường hơn 1 tiếng đồng hồ. Đành lấy điện thoại và ipad ra để gọi người nhà, bạn bè, và đọc tin tức. Phải nói chúng tôi, những người trên 70 tuổi, rất may mắn được hưởng những thành tựu khoa học tân tiến của ngày hôm nay. May mắn, nhưng phải học hỏi không ngừng, học với con, với cháu, với bạn bè; không có gì phải tự ái cả! Người bạn Mẽo tôi nói:” The elderly are eager to use new technology that will facilitate their lives”! Người cao niên như chúng tôi bây giờ phải bắt chước người cao niên các sắc tộc khác là lao vào học những kỹ thuật mới để hòa nhập dễ dàng vào xã hội hiện đại nầy để không làm phiền con cháu bạn bè. Ngày nay mua vé máy bay, chuyển tiền, trả tiền, kiểm soát tiền trong trương mục, theo dõi tiền hưu trí, đổi bằng lái xe, gia hạn giấy phép lưu hành xe… đều có thể ngồi nhà xữ dụng computer hoặc iphone, ipad là xong ngay.
Ngồi trên máy bay hơn 3 tiếng đồng hồ thì chúng tôi đến phi trường John Wayne, Orange County. Bây giờ là 2:00 PM giờ California, (theo cách tính giờ của chúng tôi là Pacific Daylight time và GMT là -7). Đây là lần đầu tiên tôi được xuống phi trường nầy thay vì phi trường Los Angeles như các lần trước đây. Phi trường nầy nằm quá gần với các thành phố như Irvine, Santa Ana, Fountain Valley… Thật ra nơi mà vợ chồng tôi muốn đến là phố Bolsa với các tiệm ăn phong phú và ngon miệng…
Tôi
mướn xe của hãng For Rent A Car, một hãng nhỏ chỉ có ở California, tại địa điểm
325 E Baker St - Costa Mesa, CA 92626. Giá trọn tuần là $200.00. Làm các thủ tục hành chính bình thường, ra lấy
chiếc Nissan để chạy về khách sạn Clarion Hotel Anaheim Resort. Lê Văn Phúc, bạn cùng khóa hàng hải chọc quê
tôi “mầy già rồi mà mướn khách sạn gần
khu Disneyland để làm gì?” Tôi trả lời
tỉnh bơ “vì già rồi nên ở đây để ngồi ngắm
các gia đình dẫn con nhỏ đi chơi khu giải trí danh tiếng thế giới nầy để khoái
chơi vậy thôi!” Thực vậy tôi thấy
các cháu đủ màu da, đủ quốc tịch đi ngang qua chỗ tôi ngồi ngay lề đường, trước
cửa khách sạn, và tôi thấy các cháu hớn hở, vui mừng vì rồi đây các cháu sẽ
khám phá một thế giới mà các cháu hằng mơ ước, sẽ được sống, được sờ tận tay,
ngắm tận mắt, còn cha mẹ của các cháu thì sao? Tôi cảm nhận họ rất hạnh phúc khi nhìn ánh mắt
vui sướng của các con họ, tôi biết chắc các bậc cha mẹ đã phải “cày” vất vã trong thời gian vừa qua,
dành dụm để có được ngày hôm nay. Nhìn
các con, rồi nhìn lẫn nhau một hồi và họ ôm nhau hôn môi trước mặt bàng quan
thiên hạ… Tôi khoái nhìn cái hạnh phúc nầy
của họ lắm. Nghĩ vớ vẫn là phải có các con các cháu của tôi bên cạnh thì tốt biết
bao!
Đến
khách sạn tôi làm các thủ tục bình thường, cô tiếp tân khi thấy tên tôi, thì bảo
tôi chờ một chút, khi trở lại cô ta trao cho tôi một phong bì dầy cợm, tôi vụt
nhớ là trong bao thơ nầy có các bản đồ California mà Hoàng Dung đã chu đáo lo
cho tôi trước khi đi dự lễ Thánh Mẫu hàng năm tại Dòng Ðồng Công tại thành phố
Carthage, Missouri. Tôi khen cô ta là có trí nhớ tốt quá. Lấy chìa khóa để về
phòng 502,
khách sạn có 9 tầng, 3 thang máy hoạt động không ngừng nghỉ để phục vụ cho
khách. Không có gì để chê trách khách sạn
và những người phục vụ, họ làm rất tốt trách nhiệm, công việc của họ.
Cái mà tôi không thích là khách sạn thu thêm tiền đậu
xe mỗi ngày là $14.00/ngày của khách. Tôi
có trả lời cho họ biết, khi họ email
cho tôi để làm một đánh giá (survey) về
khách sạn của họ. Dù sao thì nơi đây lại
gần nhà của Phúc và của Hoàng Dung, là hai người bạn mà tôi muốn gặp trong chuyến
du lịch nầy. Vào phòng, quan sát toàn bộ
căn phòng mà mình sẽ sống trong một tuần, nhìn ra ngoài để thấy cảnh vật đẹp
xung quanh là chúng tôi ra phố Bolsa ngay để ăn thức ăn Việt. Chúng tôi chọn ăn bò 7 món tại nhà hàng Thiên
Ân, mắm nêm và cách ướt thịt… thú thật không bằng nhà hàng Thiên Phú, là một
trong những nhà hàng của hệ thống nhà hàng bò 7 món của gia đình nầy tại
Houston, Texas. Rồi sẽ thử với Ánh Hồng
xem sao! Đi vòng quanh các khu vực gần
Phước Lộc Thọ để nhớ lại đường xá, và rồi về phòng nghỉ ngơi. Thoải
mái làm sao đâu!
Ngày
12 tháng 8, 2013:
Sáng sớm chúng tôi xuống phố Việt Nam. Tôi có cảm giác là vì người ta cất chung cư
khá cao gần Phước Lộc Thọ nên cái mall
nay có vẻ như bị “lọt thỏm” trong không gian của vùng nầy. Không có thông thoáng như trước đây. Chúng tôi quyết định vào ăn sáng tại Le Croissant Doré, có vẻ tên Tây quá phải không! Không phải đây là lần đầu tiên chúng tôi vào
nhà hàng nầy, tuy nhỏ song ấm cúng thân mật, hôm nay các bàn trong và ngoài đều
có khách, chúng tôi gọi hột gà ốp la, một ly café cho tôi, vợ tôi tô hủ tiếu bò
kho, một ly đá trà, và một dĩa xíu mại cho 2 người. Chúng tôi có nhận xét là thức ăn ở đây cũng
không ngon bằng các tiệm ăn ở Houston, từ đó tôi có kết luận là vì những lần
trước khi về đây ăn uống, thứ gì cũng ngon là vì chúng tôi ở Minnesota và các
nhà hàng trên ấy nấu ăn không bằng California, nay về sinh sống ở Houston,
Texas thì nhà hàng ở đây mọc như nấm và người ta thi nhau cạnh tranh nên thức ăn
và giá cả rất hợp lý và rất ngon miệng.
Ăn
sáng xong chúng tôi lên chùa Đài Loan, đó là cách gọi của anh em ở đây thường gọi,
tên chính
thức là Hsi Lai Temple hay Chùa Tây Lai Phật Quang Sơn. Tôi đi theo cách
dốt của tôi là đi
đường Beach bắc, hết đường quẹo phải một
đoạn đường ngắn, gặp đèn xanh đỏ, quẹo trái, đi vòng vèo theo sườn núi sẽ thấy
chùa bên tay phải. Đơn giản vậy
thôi! Ngôi chùa xây cất theo kiến trúc
Phật giáo, đẹp và nguy nga vô cùng! Tôi
có kỷ niệm với chùa khi cùng con dâu và con trai tôi lên viếng và lạy Phật trên
chùa lần đầu tiên. Nay chúng tôi vẫn giữ “truyền
thống” đó, lên lạy Phật và cầu nguyện cho gia đình và đất nước.
Từ
chùa về chúng tôi vào khu Phước Lộc Thọ để mua sắm và ăn uống. Trong khu chợ thì vẫn như cũ vậy thôi, giống
như 5 năm trước đây chúng tôi đã đến viếng.
Ăn bụi đời ở các quán trong khu vực chợ.
Nhìn thiên hạ qua lại, cảm thấy vui.
Đi ăn tối ở nhà hàng Lộc Đỉnh Ký
tập
2, khách đến ăn khá đông, có lúc không còn bàn khách phải chờ. Thức ăn OK. Trong ngày có nói chuyện với Kiệm về chuyện đi thăm thầy cô Phùng Lương Ngọc, Kiệm vừa trở về từ chuyến du lịch Cancun, và rất tiếc là Kiệm phải lên San José giúp con gái đổi phòng chuẩn bị học cao hơn trong nghề giáo của cháu nên sẽ không cùng chúng tôi xuống San Diego được. Kiệm sẽ thăm chúng tôi vào ngày mai. Tôi có nói chuyện với Lê Văn Phúc, hai đứa tuy đã già rồi mà cứ “mầy mầy tao tao” như khi còn học ở nhà trường…
2, khách đến ăn khá đông, có lúc không còn bàn khách phải chờ. Thức ăn OK. Trong ngày có nói chuyện với Kiệm về chuyện đi thăm thầy cô Phùng Lương Ngọc, Kiệm vừa trở về từ chuyến du lịch Cancun, và rất tiếc là Kiệm phải lên San José giúp con gái đổi phòng chuẩn bị học cao hơn trong nghề giáo của cháu nên sẽ không cùng chúng tôi xuống San Diego được. Kiệm sẽ thăm chúng tôi vào ngày mai. Tôi có nói chuyện với Lê Văn Phúc, hai đứa tuy đã già rồi mà cứ “mầy mầy tao tao” như khi còn học ở nhà trường…
Ngày
13 tháng 8, 2013:
Thân hữu Hàng Hải hàng năm trước đây. Giờ đây thì người nào cũng tóc bạc trắng, và may mắn là sức khỏe còn tốt để đi đây đi đó. Trao đổi với Kiệm, tôi có chia sẻ là mong muốn thực hiện 2 tấm plaque nhỏ để trong khu vực tượng đài Việt Mỹ để vinh danh 2 sĩ quan hàng hải thương thuyền phục vụ trong binh chủng Hải Quân: Huỳnh Duy Thạch, hy sinh trong chiến Hoàng Sa, và Trần Hoài Chí hy sinh tại vùng Cà Mau. Chúng tôi phải đến tượng đài xem thủ tục thực hiện sẽ như thế nào, ngoài ra phải nhờ Phạm Kim Long giúp dùm vì anh Long đang làm việc trong các cơ quan công quyền, và có thể sẽ biết rõ cách tiến hành hơn chúng tôi. Kiệm đề nghị chúng tôi đi ăn thức ăn Huế tại tiệm Ngự Bình, vợ chồng tôi đồng ý ngay, không may hôm nay tiệm lại đóng cửa. Đổi sang tiệm ăn Quán Hên, kế bên, chúng tôi được Kiệm đải bánh bèo và cá nướng da dòn, tôi thấy giá cả phải chăng và thức ăn hôm nay ngon miệng. Vợ chồng tôi sẽ trở lại đây để ăn mới được.
Hoàng Dung vừa mới về từ Missouri gọi chúng tôi ghé lại nhà chơi và sau đó sẽ đi chụp hình tại Nhà Thờ Kiếng (The Crystal Cathedral). Cả 3 chúng tôi đến chơi nhà Hoàng và được hướng dẫn xem mảnh vườn khá rộng sau nhà Hoàng Dung, cây trái thì có hồng dòn, nhản, bơ (avocado), mận, ổi, chanh dây, mảng cầu, thanh long… thứ nào cũng nhiều trái, thấy ham; tôi cũng thích các cây cảnh như cây sứ Việt Nam, và nhất là bông giấy, ở đây trồng mà không cần tưới, bông thì rực rỡ vô cùng, trong khi ở Houston tôi phải tưới đẩm nước các cây bông giấy của tôi, cưng như ‘trứng” mà chết vẫn chết vì cái lạnh của mùa đông! Kiệm phải về trở lại Los Angeles sớm để đi lên San José giúp cháu gái. Còn 2 vợ chồng tôi thì được Hoàng chở đến Nhà Thờ để chụp ảnh làm kỷ niệm, mất hơn cả tiếng đồng hồ, tấm lòng của anh làm tôi rất cảm động.
Chúng tôi ăn tối tại nhà hàng Hồng Mai với các món
như bún mấm và cháo vịt. Thức ăn khá
ngon, tuy đã tối nhưng khách còn đông. Về
phòng ngủ để chuẩn bị sáng hôm sau thăm thầy cô Phùng Lương Ngọc.
Ngày
thứ tư 14 tháng 8, 2013:
Vào
lúc 05:00 AM, có một bất ngờ thích thú cho chúng tôi là nhận được một cú điện
thoại của Phạm Kim Long cho biết là muốn cùng chúng tôi đi thăm thầy cô; hoan
nghênh quá đi chớ! 06:00 giờ tôi đến chở
Phúc và Hoàng, sau đó đến nhà Long, và chúng tôi trực chỉ đi San Diego. Có hẹn với thầy cô vào lúc 11:00 AM, nhưng anh em muốn đi sớm để hướng dẫn cho vợ chồng tôi cảnh đẹp của vùng nầy và viếng thăm Cabrillo National Monument, từ đó ngó qua căn cứ hải quân Naval Air Station North Island, Coronado. Chúng tôi đến nơi mới có 09:00AM nên chưa được vào Cabrillo National Monument, đành phải trở ra và đi thăm nghĩa trang gần đó. Sau cùng thì cũng vào thăm khu lưu niệm nầy sau 10:00 AM. Du khách đến khá đông. Chụp hình, sưu tầm tài liệu, học hỏi nơi các sa bàn, ngắm cảnh đẹp xung quanh ngọn đồi, ngắm căn cứ hải quân, một chiến hạm khu trục đang ra khỏi căn cứ, một tàu ngầm đang về, một
Thầy nhắc kỷ niệm nhập học vào trường hàng hải bên Pháp của thầy, và tại sao thầy dứt khoát bỏ hết để trở về nước khi đang làm việc trên các thương thuyền Pháp, các tham vọng phát triển trường hàng hải và ngành hàng hải của thầy, kỷ niệm trên thương thuyền Việt Nam Thương Tín 1, tàu 10,000 tấn đầu tiên của miền nam, và cả nước Việt Nam lúc bấy giờ vì tôi biết đội thương thuyền của miền bắc không có tầm cỡ quốc tế, chỉ hải hành cận duyên là chính; chỉ có Hoàng Dung là người may mắn đã cùng làm việc trên thương thuyền nầy với thầy. Không khí đầm ấm vui vẻ, thầy và trò ai cũng có mái tóc đã ngả ra màu trắng… Thầy cô hỏi thăm từng người một đang có mặt ngày hôm nay và nhắc cả những cựu sinh viên khác không có mặt và các giáo sư giảng dạy tại trường trước đây. Càng nhắc càng thấy có nhiều thay đổi, biết bao đồng nghiệp thân thiết nay đã ra người thiên cổ. Cứ vui đi với ngày hôm nay và với những người còn lại. Thầy cô và chúng tôi trò chuyện không ngừng nghỉ, à quên có lúc phải nghỉ để đổi phòng từ phòng khách sang phòng ăn vì thầy cô đải chúng tôi ăn bánh cuốn rất ngon miệng…
Vì buổi chiều phải đến nhà anh Hoàng cô
Dung vào lúc 06:00 PM để gặp một số anh em ở đó, và sợ kẹt xe trên chuyến đường
về, nên chúng tôi đành xin phép thầy cô để ra về. Chúc thầy cô dồi dào sức khỏe, sống hạnh phúc,
và chúng tôi chắc chắn rằng các cựu sinh viên của thầy sinh sống ở California sẽ
thường xuyên đến thăm thầy cô vào những ngày lễ hoặc những ngày Tết cổ truyền…
Trên đường về, may mắn chúng tôi không bị kẹt xe lắm, và nhờ các bạn “thổ địa” dẫn đường nên về nhà Hoàng Dung trước giờ. Anh chị em lần lượt đến nhà Hoàng Dung, lâu ngày không gặp anh chị em tay bắt mặt mừng, chuyện trò như “bắp rang”. Chúng tôi gồm có vợ chồng ông bà chủ nhà, Hoàng Dung, anh chị Phạm Tấn Quốc, anh chị Đinh Văn Thạnh, vợ chồng tôi, anh Nguyễn Minh Châu, anh Lê Văn Phúc, anh Phúc - lần đầu tiên tôi hân hạnh được gặp, và anh Phạm Kim Long. Chúng tôi được bà chủ nhà đải ăn nhiều món và trò chuyện đến khuya mới về vì có vài anh chị nhà ở rất xa và sáng hôm sau còn phải tiếp tục đi làm. Chúng ta còn sức khỏe thì những lần gặp sau thế nào cũng phải có! Cảm ơn Ơn Trên Trời Phật đã cho chúng tôi có những buổi sum hợp như thế nầy!
Trên đường về, may mắn chúng tôi không bị kẹt xe lắm, và nhờ các bạn “thổ địa” dẫn đường nên về nhà Hoàng Dung trước giờ. Anh chị em lần lượt đến nhà Hoàng Dung, lâu ngày không gặp anh chị em tay bắt mặt mừng, chuyện trò như “bắp rang”. Chúng tôi gồm có vợ chồng ông bà chủ nhà, Hoàng Dung, anh chị Phạm Tấn Quốc, anh chị Đinh Văn Thạnh, vợ chồng tôi, anh Nguyễn Minh Châu, anh Lê Văn Phúc, anh Phúc - lần đầu tiên tôi hân hạnh được gặp, và anh Phạm Kim Long. Chúng tôi được bà chủ nhà đải ăn nhiều món và trò chuyện đến khuya mới về vì có vài anh chị nhà ở rất xa và sáng hôm sau còn phải tiếp tục đi làm. Chúng ta còn sức khỏe thì những lần gặp sau thế nào cũng phải có! Cảm ơn Ơn Trên Trời Phật đã cho chúng tôi có những buổi sum hợp như thế nầy!
Tại nhà anh chị Hoàng Dung gồm có các anh Lê Văn Phúc, Ma Thành Tâm, Nguyễn Minh Châu, Phạm Tấn Quốc, Đinh Văn Thạnh, Phúc, Phạm Kim Long, Lê Châu An Thuận, chị Quốc, Chị Thạnh, chị Thuận, chị Dung và Bùi Hữu Hoàng (hình phải)
Ngày 15 tháng 8, 2013:
Sáng nay chúng tôi lại ra khu Phước Lộc Thọ, tôi đề nghị vợ tôi ăn hủ tiếu Thanh Xuân thuần túy Việt Nam xem sao. Lấy điện thoại ra gọi, mời Phan Nhật Nam và Phạm Kim Long cùng ra ăn chung. Cả hai cho biết là đang bận họp, tôi nói là sẽ chờ nhưng nếu lâu quá thì tôi đành phải đi. Hơn nửa tiếng sau thì Phan Nhật Nam đến được. Hơn 3 năm mới gặp lại! Nam tặng vợ chồng tôi quyển sách A Vietnam War Epilogue - Phan Nhat Nam’s Voice As A Soldier, và hai quyển báo tuần, tôi hoan nghênh quyển sách như thế nầy, các nhà văn của chúng ta nên viết hoặc chuyển ngữ các tác phẩm của mình để người Mỹ và con cháu chúng ta hiện tại và mai sau hiểu chúng ta hơn.
Tôi sẽ gặp lại Phan Nhật Nam một lần nữa vào ngày thứ bảy,
trước khi ra về. Vì Nam bận rộn với công
việc nên đành tạm chia tay và tôi đi bát
phố cùng vợ tôi. Đang dạo phố thì
Long gọi, thôi thì sẽ gặp lại khuya nay khi cùng lên thành phố Concord.
Tôi có cho các con tôi biết là các thành phố ở dưới
California nầy sạch đẹp quá so với thành phố Houston, khu vực gần tôi ở được mệnh
danh là International District mà sao
nhiều rác rưới, nhiều người ăn xin, nhiều người di dân bất hợp pháp, nói chung là lượm thượm, quá “dơ” so với các
thành phố khác của nước
Mỹ.
Vợ tôi có ý kiến là vì các
thành phố ở dưới nầy nhỏ nên các ông Thị trưởng và các phụ tá “ghé mắt” vào mọi thứ dễ dàng hơn, tôi vào
net và thấy thành phố Garden Grove có
172.000 dân, Santa Ana 330.920, Anaheim 343.298, Irvine
229.985, Fountain Valley 56,464 dân…. và thành phố Houston, Texas 2.160.821 dân. Có thể đó là một trong những nguyên nhân chăng, tôi sẽ “nghiên kíu lại nghiêm túc” hơn trước khi “phát biểu”, nhất là nên so sánh các thành phố có cùng một cỡ với nhau thì đúng hơn, không khập khễnh như cách so sánh của tôi hôm nay.
Chúng tôi lái xe ra biển để đi một vòng cho đỡ nhớ và hít thở không khí
trong sạch. Chúng tôi có được cảm giác tuyệt vời trước thiên nhiên hòa trộn, có nắng, có gió, có cát và có biển vỗ sóng. 229.985, Fountain Valley 56,464 dân…. và thành phố Houston, Texas 2.160.821 dân. Có thể đó là một trong những nguyên nhân chăng, tôi sẽ “nghiên kíu lại nghiêm túc” hơn trước khi “phát biểu”, nhất là nên so sánh các thành phố có cùng một cỡ với nhau thì đúng hơn, không khập khễnh như cách so sánh của tôi hôm nay.
Vào trở lại đường Westminster, để ăn Bò 7 Món tại nhà hàng Ánh Hồng xem sao, so với Thiên Ân 5 ngày trước đây, phải nói là cũng không khá hơn! Vui vẻ ăn buổi ăn chiều đi, đừng khó tánh quá! Nghỉ ngơi và vặn đồng hồ reo để dậy vào lúc 12:30 giờ đêm hôm nay.
Ngày 16 tháng 8, 2013:
Chúng tôi thức dậy vào lúc 12:15 AM, chạy gấp lại nhà anh Phạm Kim Long vào lúc 01:20AM. Chị Long không được khỏe nên không đi cùng với chúng tôi được. Tôi và Long, 2 anh em chúng tôi thay phiên nhau lái đoạn đường dài gần 400 miles. Có đoạn cao hơn mực nước biển khoảng 4.000 ft (theo lời các bạn tôi nói) còn riêng tôi thì thấy có đoạn có bảng đề là cao 2.000 ft. Lái xuống đèo thì có phần nguy hiểm thật, phải cẩn thận thôi! Vì là buổi tối nên chúng tôi không có cơ hội ngắm cảnh đẹp của khu vực nầy.
Chúng tôi thức dậy vào lúc 12:15 AM, chạy gấp lại nhà anh Phạm Kim Long vào lúc 01:20AM. Chị Long không được khỏe nên không đi cùng với chúng tôi được. Tôi và Long, 2 anh em chúng tôi thay phiên nhau lái đoạn đường dài gần 400 miles. Có đoạn cao hơn mực nước biển khoảng 4.000 ft (theo lời các bạn tôi nói) còn riêng tôi thì thấy có đoạn có bảng đề là cao 2.000 ft. Lái xuống đèo thì có phần nguy hiểm thật, phải cẩn thận thôi! Vì là buổi tối nên chúng tôi không có cơ hội ngắm cảnh đẹp của khu vực nầy.
Tâm sự với Long thì
hiện anh đang chuẩn bị để ra ứng cử dân biểu tiểu bang nên cũng khá là bận rộn. Đến nhà anh chị Ông Ngọc Bảo vào khoảng 08:20
AM. Anh ấy lớn tuổi hơn và là bạn cùng
khóa hàng hải với tôi, may mắn là anh ấy không “đi lính” nên học hỏi nghề nghiệp với các bậc đàn anh nhiều, chúng
tôi có đến nhà anh chị khi còn ở Việt Nam. Tôi và anh chị Bảo cũng vừa mới gặp
nhau ở Houston vài tháng trước đây khi anh chị qua thăm thân nhân ở đây. Trò chuyện ăn sáng xong thì anh chị nhất quyết
ép chúng tôi đi ngủ một chút cho khỏe vì đã thức lái suốt đêm rồi, và chuẩn bị
buổi chiều gặp mặt bạn bè vùng San José lên.
Nhà anh chị ở trên đồi cao và có cảnh vật xung quanh tuyệt vời. Phải nói bên nầy có cái hay là tuy có thể nói
là giàu có nhưng không một ai nuôi người giúp việc như bên nhà. Đi làm, trồng trọt, dọn dẹp nhà cửa… gần như
tự làm lấy. Đáng khâm phục thật!
Phần thức ăn thì có cô Dung và chị Bảo lo,
anh Hoàng thì phụ trách nướng các loại thịt, thơm lừng. Tôi chỉ phụ hợ và đi hái lê tàu, rất nhiều trên
2 cây. Buổi chiều thì lần lượt các bạn
từ các địa điểm chung quanh và từ San José lên chơi. Chúng tôi gồm có anh
Vũ Văn Hợi, Lâm Thanh Nghĩa, là 2 anh bạn mà tôi mới hân hạnh được gặp; anh chị
Ông Ngọc Bảo; anh Tạ Thành Các, sau khi chúng tôi đi tù về,
anh Các có mở một cơ sở sản xuất chocolat và chúng tôi có nhận hàng của anh chị
để đi “bỏ mối” kiếm thêm thu nhập;
anh Lê Như Ý, tôi gặp Ý vào năm 2003 khi Ý lập gia đình với chị Ý bây giờ, đó cũng
là năm đầu tiên tôi tham gia các sinh hoạt của hội, năm đó anh Phạm Kim Long được
bầu làm Hội Trưởng; anh chị Bùi Hữu Hoàng; anh chị Lê Văn Hòa, anh Mai Hữu Hòa,
bạn học cùng khóa; vợ chồng tôi, và khách mời đặc biệt là Đô Đốc Trần Văn Chơn.
Ông đến với chúng tôi như
người anh cả trong ngành, chúng tôi đón tiếp ông với tấm lòng, và ông đến với
chúng tôi cũng với tấm lòng của một người anh từng xuất thân cùng một trường,
trường Việt Nam Hàng Hải. Ông từng là Thủ
khoa khóa 1 Hải Quân và được toàn quân chủng kính nể. Sau năm 1975, ông đã nằm gai, nếm mật với anh
em trong các trại tù cải tạo miền bắc. Cũng
với mái tóc bạc trắng, giản dị, vui cười với mọi người, ông làm chúng tôi cảm
thấy gần gũi với ông hơn bao giờ hết. Chúng
tôi có một
buổi chiều sống với nhau vui vẻ, gặp lại các bạn thân sau hơn 9 năm xa cách, và
một người bạn mà tôi rất thích là anh Lê Văn Hòa, tuy thuần túy là sĩ quân Hải
Quân nhưng anh rất gắn bó với mọi sinh hoạt của anh em thân hữu hàng hải thương
thuyền tại đây.
Tại
nhà anh chị Ông Ngọc Bảo gồm có anh chị Lê Châu An Thuận, anh Vũ Văn Hợi, Lâm
Thạnh Nghĩa, anh chị Ông Ngọc Bảo, anh Tạ Thành Các, anh Lê Như Ý, anh Phạm Kim
Long, anh chị Bùi Hữu Hoàng, anh chị Lê Văn Hòa, anh Mai Hữu Hòa, và khách mời
đặc biệt là Đô Đốc Trần Văn Chơn, cựu sinh viên trường Việt Nam Hàng Hải (hình phải).
Các bạn rủ chúng tôi cùng về San José để ngủ lại, và
sáng sớm hôm sau sẽ đến thăm Xếp Đúng tại Viện dưỡng lão, nhưng cả 3 chúng tôi
xin hẹn lần sau với lý do anh Long có buổi nói chuyện ngày hôm sau về đề tài giáo
dục cần chuẩn bị kỹ hơn, còn vợ chồng tôi thì có hẹn với các bạn thân ở Nam
California và chúng tôi phải giữ lời đã hứa.
Rời nhà anh chị Ông ngọc Bảo vào lúc 08:30 PM để về
lại nhà Long và về khách sạn, đoạn đường dài thì chúng tôi đã lường trước rồi nên
không vì thế mà chùn tay lái. 2 ngày mệt
nhọc nhưng vui thì thật là vui!
Ngày
17 tháng 8, 2013:
Vì không thể lái một mạch về khách sạn nên chúng tôi
cứ mỗi lần vào đỗ xăng là nghỉ ngơi, đi bộ một chút cho đở chân, khỏi tù tùng
trong cái hộp của chiếc xe cả tiếng đồng hồ.
2 anh em chúng tôi lái đều tay, hể mệt là nghỉ để thay tay lái nên rồi
04:00 AM chúng tôi đã về đến nhà của Long, chúng tôi về đến khách sạn vào lúc
04:30 AM. Tắm nước nóng vào lúc nầy sao
mà sảng khoái quá, bao nhiêu mệt mỏi gần như tiêu tan hết; phải chi có người đấm
bóp như bên nhà thì “đã” biết mấy!
Hơn 10:00 AM chúng tôi mới thức dậy nổi và chuẩn bị
ra phố, thử ăn Bánh cuốn Tây Hồ trên đường Brookhurst St. xem sao, tạm được. Lại đi dạo, ngồi tiệm café Lee’s Sandwiches uống
nước và ăn bánh ngọt trên đường Bolsa, ngắm thiên hạ đi chợ. Vào ngày cuối tuần thiên hạ đâu mà đông quá,
khách du lịch Việt Nam đến thăm khu Phước Lộc Thọ với số lượng không phải là nhỏ. Đó cũng là niềm hãnh diện của người Việt trên xứ người. Người Việt của chúng ta trong nước nếu có điều
kiện phát triển theo chế độ tư bản thì sẽ đưa đất nước đi lên không thua bất cứ
nước nào ở Á Châu. 38 năm sinh sống trên
các nước văn minh nhất trên trái đất nầy, người Việt tỵ nạn đã chứng minh điều đó. Khu Little Saigon nay đã trở thành trung tâm kinh
tế, văn hóa, xã hội… của cộng đồng người Việt và có chỗ đứng trong nhóm các thiểu
số tại đây.
Buổi chiều tôi có mời bạn Lê Văn Phúc và Phan Nhật
Nam gặp nhau tại nhà hàng Ngự Bình. 2 người bạn nầy mới gặp nhau lần đầu, nhưng như cái tựa của bài viết, chỉ 10 phút
sau là mọi người nói chuyện với nhau vui vẻ.
Phúc thì ăn chay trên 16 năm rồi còn Phan Nhật Nam thì cũng nói ngán thức
ăn mặn quá rồi, chỉ xin gọi món bành bèo mang về, thành ra chỉ có 2 vợ chồng là
ăn món bún bò Huế, thuần túy Huế, cay quá đối với tôi nhưng có thể nói là
ngon. Hẹn gặp Nam vào tháng 10 năm nay
khi Nam về lại Houston, còn Phúc thì đến khi nào gặp nhau lại hẳn hay!Trên đường chở Phúc về nhà chúng tôi có ghé lại Chùa Huệ Quang để tôi lạy Phật, và nhờ Phúc chụp vài tấm hình làm kỷ niệm; vì trong chùa có buổi tu học nên tôi đành đứng ngoài cửa chính của chùa để cầu nguyện. Về khách sạn, tôi xuống phòng business center, dùng máy điện toán của họ để in 2 vé máy bay; mang xuống xe trước những đồ đạc lỉnh kỉnh và không giá trị để chuẩn bị ngày mai ra về, các bạn gửi cho chúng tôi đủ thứ nào là cây chanh dây, 5 nhánh thanh long, nào là một vài loại hột để trồng, trái cây thì có lê tàu, 2 trái thanh long to và trông rất ngon lành… đi du lịch theo kiểu nầy không khá chút nào, nhất là khi đã có tuổi. Tôi xuống đi bộ một mình khoảng 4 dặm và về phòng nằm nghe pháo bông của khu giải trí Disneyland, cố vỗ giấc ngủ để sáng dậy sớm làm thủ tục trả phòng để trở về cố hương!
Ngày
18 tháng 8, 2013:
Chúng
tôi “tranh thủ” thời giờ eo hẹp để
vào quán Mì La-Cay 4 ở đường Westminster Ave. để ăn sáng. Khá ngon!
Đi một vòng quanh khu vực Phước Lộc Thọ để ngắm thiên hạ đi mua sắm và
ăn uống mới thấy thực lực của người Việt ở vùng nầy.
Chúng
tôi chờ ở phi trường John Wayne để về trở lại Houston, Texas. Phi trường nầy thật là tuyệt vời, giá vé máy
bay có đắt hơn nếu mua vé xuống phi trường Los Angeles chút đỉnh nhưng quá tiện
lợi cho chúng tôi, không lái xa, không kẹt xe, không phải bận rộn kiếm chổ đổ
xăng vào giờ phút chót để trả xe cho công ty mướn xe… Một chuyến du lịch đẹp tuyệt vời nhưng hơi mệt. Về đến căn nhà nhỏ bé của mình sao thấy hạnh
phúc quá vậy!
Xin có lời cảm ơn tất cả các anh chị đã sắp xếp thời gian để gặp vợ
chồng chúng tôi hàn huyên tâm sự, các anh chị tại nam Cali, tại San José
đã cùng nhau lên nhà của anh chị Ông Ngọc Bảo tại Concord, không ngại đường xá
xa xăm. Cảm ơn Hoàng Dung, cảm ơn anh chị
Ông Ngọc Bảo đã nhiệt tình bỏ nhiều công sức trong việc đón tiếp chúng
tôi. Hẹn gặp lại các bạn vào dịp khác.
Lê Châu An Thuận
tháng 8 năm 2013
By going to Car Rental 8 you can get affordable rental cars from over 50,000 locations globally.
ReplyDelete